Đó là đánh giá của ông Hoàng Công Doãn, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng khu công nghiệp Thái Nguyên- Đơn vị đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Sông Công I – KCN tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Song Uyên thực hiện.
Cần chuẩn bị tốt nội lực để đủ sức tiếp nhận các dự án
Thưa ông, dưới góc nhìn là nhà đầu tư phát triển khu công nghiệp, ông đánh giá như thế nào về tình hình thu hút FDI cũng như chất lượng các dự án FDI đầu tư vào Việt Nam trong 30 năm qua?
Trong 30 năm qua, tình hình thu hút vốn FDI của Việt Nam đã đạt được những kết quả ấn tượng, góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế phát triển ổn định, bền vững. Theo số liệu thống kê, đến cuối năm 2017, cả nước có gần 25.000 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký gần 320 tỷ USD, trong đó giải ngân được khoảng 180 tỷ USD. Nhiều dự án FDI có quy mô tỷ đô đã tạo nên các cơ sở hạ tầng lớn, đồng bộ. Khu vực FDI đã trở thành khu vực phát triển năng động nhất với tốc độ tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước và cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP cả nước. Quy mô của các dự án đầu tư FDI những năm gần đây đã tăng rất cao, điều này minh chứng cho sự tin tưởng của nhà đầu tư nước ngoài vào môi trường đầu tư Việt Nam.
Bên cạnh thành công trên về thu hút FDI vẫn còn có những hạn chế đó là: Dòng vốn FDI chỉ tập chung chủ yếu vào ngành mà sinh lời cao, tận dụng lao động giá rẻ tại Việt Nam. Tại lĩnh vực chế biến nông sản, thực phẩm số lượng dự án FDI còn khiêm tốn, Việt Nam còn xuất khẩu hàng thô, hàng tươi sống là chính, số lượng xuất khẩu lớn song giá trị không cao, người nông dân vẫn lo “được mùa thì mất giá”, tình trạng “giải cứu vẫn thường xuyên sảy ra”. Tình trạng chuyển giá, trốn thuế của một số các doanh nghiệp FDI vẫn diễn ra; Chất lượng nguồn vốn FDI thu hút được của một số dự án không đạt mục tiêu đặt ra, do còn nhiều dự án FDI hàm lượng công nghệ thấp, sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường…Một số dự án chủ yếu làm thương mại, chậm nội địa hóa sản phẩm.
Rất nhiều địa phương, vì muốn thu hút được dự án FDI bằng mọi giá nên đã đưa ra những chính sách ưu đãi “vượt khung”, nhằm “trải thảm đỏ” thu hút FDI mà không quan tâm đến chất lượng của dự án. Ông nhìn nhận cũng như đánh giá như tế nào về vấn đề này? Cụ thể tại tỉnh Thái Nguyên?
Nếu thu hút được FDI hiệu quả sẽ đóng góp nguồn vốn rất quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội ở địa phương; Giải quyết lao động và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trực tiếp và gián tiếp đóng góp chuyển giao và phát triển công nghệ, thúc đẩy phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của địa phương; Tạo động lực cho các doanh nghiệp trong nước phát triển…Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào cái được của thu hút đầu tư nước ngoài, các địa phương đã vội vã ban hành chính sách ưu đãi đầu tư “vượt khung” thu hút đầu tư bằng “mọi giá” mà không làm tốt công tác chuẩn bị “nội lực” của địa phương để đủ sức hấp thụ dự án FDI thì kết quả sẽ không được như mong đợi, thậm chí còn phải trả giá.
Năm 2004, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư rất quy mô tại Hà Nội, bàn hành nhiều chính sách ưu đãi, song số các nhà đầu tư đến với Thái Nguyên rất khiêm tốn. Khi đường quốc lộ 3 mới được đầu tư, đường quốc lộ 3 cũ được cải tạo nâng cấp, hệ thống cấp điện, nước được cải tạo hoặc được đầu tư nhiều tuyến mới, cùng với đó Thái Nguyên đã có bước đột phá về cải cách thủ tục hành chính, chỉ số năng lực cạnh tranh vươn lên tốp đầu của cả nước thì việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Thái Nguyên đã khởi sắc. Kể từ dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thứ nhất có mặt trên địa bàn (năm 1993) có tổng vốn đầu tư trên 21,7 triệu USD của nhà đầu tư Singapore, đến nay, toàn tỉnh Thái Nguyên đã có 131 dự án FDI đang làm việc có tổng vốn đầu tư trên 7,29 tỷ USD của 9 quốc gia, đưa Thái Nguyên trở thành 1 trong một số địa phương lôi kéo được dự án FDI lớn và hiệu quả nhất một số tỉnh miền núi phía Bắc.
Trong bối cảnh thế giới đã và đang chuyển đổi sâu sắc, đặc biệt là dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thiết kế hệ thống chính sách để “không chỉ thu hút mà còn tối đa hóa hiệu quả FDI” là một thách thức với cơ quan quản lý. Từ thực tế doanh nghiệp, ông có hiến kế gì cho Chính phủ?
Từ thực tế làm việc tại doanh nghiệp và cũng đã là cán bộ của phòng Kinh tế đối ngoại sở KH&ĐT tỉnh, tiếp xúc với các nhầ đầu tư nước ngoài, với suy nghĩ của cá nhân tôi xin đưa ra một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thu hút đầu tư nước ngoài như sau:
Một là: Để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những tồn tại của dòng vốn FDI, thì chính sách thu hút FDI vào Việt Nam trong giai đoạn tới đây cần có sự thay đổi từ chiều rộng sang chiều sâu, không chạy theo số lượng, mà tập trung thu hút các dự án FDI có chất lượng, có công nghệ hiện đại và có sức lan tỏa mạnh mẽ đến nền kinh tế, đến khu vực doanh nghiệp trong nước, hỗ trợ khu vực doanh nghiệp trong nước phát triển. Để phù hợp với hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Việt Nam nên thu hút FDI dựa trên nền tảng công nghệ, kỹ năng lao động và chuỗi sản xuất.
Hai là: Việc thu hút đầu tư FDI phải theo đúng quy hoạch phát triển ngành và vùng kinh tế của cả nước, không để các địa phương tự do tiếp nhận dự án FDI. Đối với địa phương “nội lực” còn hạn chế thì phải tập trung xây dựng “nội lực” đủ sức để tiếp thu dự án. Nghiêm cấm việc thu hút FDI bằng mọi giá, hạn chế tối đa việc tiếp nhận những dự án FDI mà chủ đầu tư chỉ lợi dụng chính sách ưu đãi và tận dụng nhân công giá rẻ. Lãnh đạo địa phương phải chịu trách nhiệm với Trung ương một khi dự án FDI làm thiệt hại đến phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Ba là: Để ngăn chặn việc tiếp nhận công nghệ lại hậu, làm ô nhiễm môi trường cần làm tốt hơn nữa từ khâu: Xúc tiến đầu tư, thẩm định dự án và cấp phép đầu tư cho các dự án, quản lý dự án sau cấp phép, quy trách nhiệm cá nhân cho các cán bộ để lọt các dự án này. Bên cạnh đó phải áp dụng công nghệ thông tin trong việc giám sát hoạt động của dự án để ngăn chặn việc chuyển giá, cương quyết không chấp nhận đầu tư mở rộng đối với các dự án báo lỗ, có quy định cụ thể nếu để lỗ bao nhiêu năm thì phải dừng hoạt động dự án.
Bốn là: Trong thời gian vừa qua, có một thực tế là tác động lan tỏa về công nghệ, kỹ năng, trình độ quản lý, năng suất… của khu vực FDI sang các doanh nghiệp trong nước còn yếu. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là các DN trong nước còn hạn chế cả về quy mô lẫn năng lực nên không đủ khả năng tiếp nhận hiệu ứng lan tỏa tích cực từ khu vực FDI. Mặt khác một số dự án FDI thì muốn chuyển giá nên chỉ muốn nhập khẩu phụ tùng, nguyên liệu từ công ty mẹ, chậm lộ trình nội địa hóa. Để ngăn chặn tình trạng trên Chính phủ cần có chính sách để tăng cường liên kết các doanh nghiệp trong nước với khu vực FDI. Một mặt hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước có đủ năng lực làm vệ tinh cho các dự án FDI, mặt khác phải ngăn chặn bằng được việc chuyển giá, cương quyết yêu cầu và có quy định bắt buộc FDI phải thực hiện lộ trình nội địa hóa theo đúng cam kết. Khuyến khích đầu tư theo hình thức công ty liên doanh.
KCN Sông Công I – Nơi nhà đầu tư yên tâm gửi trọn niềm tin
Tại KCN Sông Công I, đơn vị đã tập trung đầu tư hạ tầng khu công nghiệp như thế nào để hấp dsẻ sâu hơn về KCN Sông Công I do doanh nghiệp đầu tư và có thể là những dự án hạ tầng mới mà doanh nghiệp đang nghiên cứu đầu tư tiếp theo?ẫn các nhà đầu tư? Ông có thể chia
Nằm tiếp giáp giữa hai thành phố lớn Sông Công và Thái Nguyên, khu công nghiệp Sông Công I được Chính phủ ký Quyết định thành lập số 181/1999/QĐ-HTKCN ngày 1/9/1999. Hiện nay, khu công nghiệp Sông Công I (KCN) đã hoàn thiện các công trình kết cấu hạ tầng phụ trợ, thu hút được trên 50 dự án đầu tư trong nước và nước ngoài; giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, góp phần vào sự tăng trưởng giá trị công nghiệp, xuất khẩu và thu ngân sách địa phương.
Để đảm bảo môi trường sản xuất được an toàn, tránh các sự cố về môi trường trong khu công nghiệp, Chúng tôi đã đầu tư 1 Nhà máy xử lý nước thải tập trung hiện đại với công suất 2000m3/ngày, gồm hai Modun hóa lý và sinh học luôn được vận hành ổn định, đảm bảo nước thải sau khi được xử lý đều đạt ở cột A (mức tiêu chuẩn xả thải). Ngoài ra, Chúng tôi còn đầu tư Trạm quan trắc nước thải tự động liên tục 24/24 giờ theo công nghệ hiện đại, đúng quy định của Nhà nước.
Chúng tôi nhận thấy việc có sẵn mặt bằng chưa đủ mà phải đồng hành cùng các nhà đầutư thì việc thu hút đầu tư mới có hiệu quả. Một khi nhà đầu tư yên tâm họ sẵn sàng ứng vốn cho chúng tôi để chuẩn bị mặt bằng cho họ triển khai dự án. Do vậy, các nhà đầu tư đến với KCN Sông Công I sẽ nhận được sự quan tâm, hỗ trợ ở mức cao nhất với các thủ tục đầu tư nhanh gọn, công khai, minh bạch, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp; các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án được giải quyết dứt điểm…Hiện nay, KCN Sông Công I còn gần 100ha chưa được lấp đầy, Chúng tôi hoan nghênh chào đón sự hợp tác của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước hợp tác đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN hoặc đầu tư xây dựng Nhà máy để cùng xây dựng nên KCN Sông Công I trở thành khu công nghiệp hiện đại và phát triển nhất khu vực Miền núi phía bắc – Nơi nhà đầu tư yên tâm gửi trọn niềm tin.
Trân trọng cảm ơn ông!
|