02803.845.507 kcnsongcong@gmail.com
 

HỘI NGHỊ CÔNG TÁC ĐẠI DIỆN VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP

HỘI NGHỊ CÔNG TÁC ĐẠI DIỆN VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP

Posted by

      Trong 2 ngày 14 và 15 tháng 8 năm 2017 tại 21104428_1111165639016390_433955167_othành phố Đà Lạt- Lâm Đồng, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước tổ chức Hội nghị Công tác đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Dự Hội nghị ông Hoàng Công Doãn, Người đại diện phụ trách chung nhóm người đại diện quản lý vốn nhà nước tại Công tyCổ phần Phát triển hạ tầng KCN Thái Nguyên đã có bài phát biểu tại hội nghị, chúng tôi xin đăng toàn văn bài phát biểu tại hội nghị của ông Hoàng Công Doãn:

1. Thuận lợi và khó khăn khi Công ty Cổ phần Phát triển hạ tầng chuyển quyền chủ sở hữu vốn Nhà nước từ UBND tỉnh Thái Nguyên về Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)

- Ngày 01/9/1999 Thủ tướng Chính Phủ ban hành Quyết 21122897_1111165515683069_1054589639_ođịnh số 181/1999/QĐ-TTg về việc thành lập KCN Sông Công I, theo đó chủ đầu tư Phát triển hạ tầng KCN là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tỉnh Thái Nguyên.
– Cuối năm 2003, UBND tỉnh thành lập Công ty Phát triển hạ tầng KCN Thái Nguyên là đơn vị sự nghiệp công lập, làm chủ đầu tư phát triển hạ tầng thay thế chủ đầu tư. Từ 01/1/2016 Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần. Ngày 15/2/2017 UBND tỉnh đã chuyển giao quyền sở hữu vốn nhà nước tại Công ty Cổ phần Phát triển hạ tầng KCN Thái Nguyên về cho Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước. Sau 6 tháng sinh hoạt tại ngôi nhà chung SCIC chúng tôi nhận thấy có một số thuận lợi và khó khăn như sau:
– Thuận lợi: Thực hiện các biện pháp quản trị DN, SCIC đã chủ động phát huy vai trò đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các DN theo quy định của pháp luật. Chủ động phương án tham gia các Đại hội cổ đông; nghiên cứu, góp ý và biểu quyết các quyết định, các phương án kinh doanh của DN; thực hiện quyền yêu cầu cung cấp thông tin và vai trò cổ đông nhà nước tại DN; SCIC cũng chủ động phối hợp với địa phương để chia sẻ thông tin, trao đổi thảo luận, thường xuyên phối hợp trong quá trình xử lý các tồn tại của DN.
Chủ quản của công ty là SCIC hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, do vậy công ty có điều kiện phát huy hết được chức năng nhiệm vụ là sản xuất kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng KCN. SCIC với vai trò là cổ đông lớn nhất tại Công ty do vậy SCIC không chỉ quản lý vốn nhà nước mà còn hỗ trợ phát triển hoạt động và lợi nhuận của công ty đến khi thoái vốn. Thông qua các đợt tập huấn và phát hành các tập tài liệu như Bộ quy tắc quản trị doanh nghiệp dành cho các công ty có vốn của SCIC và Sổ tay hướng dẫn biểu quyết SCIC đã hỗ trợ công ty trong việc quản trị doanh nghiệp theo xu hướng hội nhập thế giới. Từ những sự giúp đỡ của SCIC trình độ và năng lực quản trị doanh nghiệp của cán bộ quản lý công ty đã ngày một được nâng cao.
Thực hiện vai trò cổ đông nhà nước theo nguyên tắc trên nên sự phối kết hợp giữa các cán bộ SCIC và công ty được thể hiện trong thời gian qua là rất tốt. Các bộ của SCIC cụ thể là các đồng chí lãnh đạo của SCIC và Ban đầu tư 2 đã thường xuyên nắm bắt tình hình công ty để có ý kiến chỉ đạo kịp thời. Cán bộ của SCIC đã tận tình hướng dẫn công ty tiến hành đại hội cổ đông thường niên và trả lời ý kiến đề nghị của người đại diện phần vốn NN tại Công ty rất kịp thời.
– Khó khăn: Công ty có 10 năm hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp và gần 3 năm hoạt động theo mô hình công ty TNHH 100% vốn nhà nước, hiện nay mới hoạt động theo mô hình cổ phần được một năm rưỡi và chuyển về SCIC mới được 6 tháng do vậy việc hoạt động theo mô hình quản lý của SCIC còn là rất mới. Hiện nay ban điều hành của Công ty đã cố gắng hết sức để bắt nhịp được với mô hình quản trị doanh nghiệp theo hướng dẫn của SCIC.

2. Từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên, Công ty xin có một số đề nghị, đề xuất đối với SCIC để SCIC phát huy tốt hơn vai trò cổ đông nhà nước trong việc hỗ trợ doanh nghiệp.

- Như trên tôi đã có ý kiến công ty chúng tôi mới chuyển về SCIC được 6 tháng, mọi việc còn đều rất mới, mặt khác khi KCN Sông Công được thành lập thì mục tiêu thành lập KCN không lấy mục tiêu kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng là mục tiêu chính mà mục tiêu chính là đầu tư xây dựng hạ tầng để thu hút đầu tư để thu thuế từ các doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm, chuyển dịch cơ cấu KT, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa… các mục tiêu này nay đã hiện hữu, tuy nhiên khi về SCIC thì mục tiêu chính là bảo toàn vốn NN và kinh doanh có lãi. Như vậy mục tiêu hiện nay khi về SCIC đối với công ty là hết sức khó khăn, bởi vì đã gần 15 hoạt động vì mục tiêu ban đầu, KCN đã thu hút được trên 50 dự án đầu tư, giá cho thuê lại đất đã hình thành nhằm thu hút đầu tư nên giá rất ưu đãi. Do vậy chúng tôi đề nghị SCIC ngoài việc nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp đối với ban điều hành công ty như hiện nay thì đề nghị SCIC quan tâm đến đầu tư vào KCN trên diện tích còn lại đảm bảo dung hòa hai mục tiêu là mục tiêu của địa phương và mục tiêu của SCIC.
– Theo quy định thì Công ty của chúng tôi không thuộc đối tượng Nhà nước nắm cổ phần chi phối mà phải thoái vốn trong thời gian tới. Từ nay đến khi thoái hết vốn Nhà nước, chúng tôi đề nghị Tổng công ty tạo điều kiện giúp đỡ Công ty tiếp cận được các nguồn vốn, hoặc giới thiệu nhà đầu có tiềm lực tài chính liên kết với Công ty để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KCN.

admin.admin

Leave a Reply

Your email address will not be published.